Thông báo  
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi số 33 năm 2016

 
 

TT

Tên bài báo

Tác giả

Tóm tắt

I

Khoa học công nghệ

 

 

1

Quản lý lũ tổng hợp, một cách tiếp cận hiện đại và thực tế trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai do lũ lụt trên các lưu vực sông ở Việt Nam

 

Nguyễn Ngọc Quỳnh, Đặng Hoàng Thanh

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Trong công tác quản lý phòng chống lũ lụt thời gian gần đây, dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia Nhật bản, khái niệm và phương pháp lập quy hoạch lũ tổng hợp do tổ chức khí tượng thế giới (WMO) xây dựng và phát triển đã được bắt đầu áp dụng ở 1 vài lưu vực sông của Việt Nam. Bài báo sẽ nêu khái quát về thực tế của công tác quy hoạch lũ theo cách truyền thống đã thực hiện ở Việt Nam cũng như các phân tích cụ thể hơn về cách tiếp cận hiện đại và nội dung lập kế hoạch quản lý lũ tổng hợp theo các hướng dẫn của tổ chức khí tượng thế giới (WMO).

2

Tái cơ cấu ngành Thủy lợi, những kết quả đạt được sau một năm thực hiện

Đoàn Thế Lợi

Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi

Sau hơn một năm triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu ngành thủy lợi, với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy lợi và chính quyền địa phương bước đầu đã đạt được một số kết quả tốt. Các địa phương đã tổ chức phổ biến, quán triệt mục tiêu, nội dung của đề án và xây dựng đề án hoặc kế hoạch hành động chi tiết ở địa phương. Triển khai thực hiện ngay một số nhiệm vụ  trọng tâm theo kế hoạch đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt như: soát điều chỉnh qui hoạch, rà soát hoàn thiện cơ chế chính sách, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, điều chỉnh đầu tư công.v.v. Toàn ngành đã có bước chuyển biến mạnh về nhận thức, tư duy và hành động với các nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới. Tuy vậy, vẫn còn một số địa phương chưa quyết liệt, chủ động triển khai thực hiện đề án. Để đánh giá kết quả đạt được, làm rõ một số tồn tại, hạn chế làm cơ sở đề xuất điều chỉnh bổ sung nội dung, giải pháp thực hiện đề án tái cơ cấu ngành thủy lợi trong những năm tới, Viện Kinh tế và Quản lý thủy lợi được giao nhiệm vụ khảo sát đánh giá kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Thủy lợi. Bài viết xin giới thiệu tóm tắt một số kết quả đã đạt được và kiến nghị một số nhiệm vụ thực hiện trong những năm tới.

3

Đánh giá hiệu quả ứng dựng trạm bơm điện cột nước cao để tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế vùng khan hiếm nước ở vùng trung du miền núi phía Bắc

Nguyễn Thị Kim Dung, Đào Kim Lưu

Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

Hiện nay các loại bơm cột nước cao đã được phổ biến trên thị trường với nhiều công suất khác nhau, đáp ứng yêu cầu đa dạng về cột nước và lưu lượng. Các loại bơm này được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực cấp nước sinh hoạt và trong công nghiệp. Bài viết này sẽ đánh giá khả năng áp dụng bơm cột nước cao để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ chuyển đổ cơ cấu cây trồng và xây dựng nông thôn mới ở vùng trung du và miền núi phía Bắc.

4

Hiệu quả giảm sóng của giải pháp công trình mềm vùng ven biển nhằm bảo vệ bãi và đê biển

Doãn Tiến Hà, Mạc Văn Dân

Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia về Động lực học sông biển

Đê giảm sóng dạng kết cấu mềm ngoài những chức năng chính là giảm sóng, chống xói lở, bảo vệ bãi, bờ biển thì chúng còn có ưu điểm là tận dụng được nguồn vật liệu tại địa phương và thân thiện với môi trường tự nhiên, đây là loại công trình đang ngày được nhân rộng và áp dụng nhiều vào thực tế. Bài báo sẽ trình bày kết quả thực nghiệm trên hệ thống bể sóng triều kết hợp nhằm đánh giá hiệu quả của công trình, từ đó làm luận cứ khoa học về việc bố trí hợp lý công trình đê giảm sóng có kết cấu mềm nhằm bảo vệ bờ biển ứng với điều kiện cụ thể ở khu vực ven biển Việt Nam.

5

Một số kết cấu hạ tầng công trình nội đồng cho vùng nuôi tôm thâm canh ven biển ĐB sông Cửu Long

Nguyễn Phú Quỳnh, Đỗ Đắc Hải

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam

Nguyễn Văn Lân

Hội Thủy lợi thành phố Hồ Chí Minh

Một trong những công cụ bảo vệ môi trường để phát triển bền vững vùng nuôi tôm mặn lợ ven biển ĐBSCL là hệ thống hạ tầng kỹ thuật thủy lợi nội đồng. Bố trí đúng vị trí, kết cấu và quy mô sẽ góp phần bảo vệ môi trường, tăng năng suất, sản lượng nuôi. Từ kết quả nghiên cứu lý thuyết, kết hợp các mô hình nuôi hiệu quả do người dân thực hiện, nhóm tác giả xin giới thiệu một số kết cấu hạ tầng kỹ thuật thủy lợi nội đồng vùng nuôi tôm thâm canh ven biển ĐBSCL.

6

 

Dự báo dòng chảy nước dưới đất ở Đảo Côn Sơn theo kịch bản biến đổi khí hậu

Nguyễn Thị Minh Trang, Lê Đình Hồng

Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh

Võ Khắc Trí

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam

Dự báo sự thay đổi mực nước dưới đất trong tương lai là một bài toán thường gặp trong quản lý và quy hoạch khai thác nước dưới đất. Trong bài báo này, phần mềm GMS 10. được lựa chọn sử dụng để mô phỏng dòng chảy nước dưới đất tại Đảo Côn Sơn - Huyện Côn Đảo. Dựa trên các số liệu quan trắc mực nước, khai thác, bổ cập và bốc hơi theo thời gian kết hợp cùng với lý thuyết về mô hình hóa dòng chảy theo Modflow thì mô hình dòng chảy nước dưới đất tại đảo Côn Sơn được xây dựng. Từ đó sẽ xác định được các vấn đề cần quan tâm là: Mực nước, mực nước hạ thấp mà cụ thể là sự thay đổi mực nước dưới đất trong thời gian tính toán và tương lai theo kịch bản biến đổi khí hậu.

7

Nghiên cứu sử dụng tổng hợp nguồn nước các hồ đập phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội TP Đà Nẵng trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Hoàng Ngọc Tuấn, Mã Văn Hùng

Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên

Quá trình đô thị hóa của thành phố Đà Nẵng đang diễn ra rất nhanh kéo theo nhu cầu nước cũng tăng nhanh. Nhưng nguồn nước cung cấp lại giảm do Đà Nẵng nằm ở hạ lưu sông Vu Gia – Hàn, sát biển; Nguồn nước sạch cấp cho thành phố chủ yếu là lấy nước từ Sông Yên (hạ lưu sông Vu Gia) bị chi phối rất nhiều bởi các công trình thủy điện lớn cũng như chế độ thủy văn, thủy lực trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn và xâm nhập mặn từ biển vào qua cửa sông Hàn.

Theo quy hoạch phát triển KTXH của TP thì diện tích sản xuất Nông nghiệp sử dụng nước của các hồ ngày càng giảm nguồn nước ở các hồ chứa sẽ dư thừa, chính vì vậy cần phải tính toán, đánh giá lại để chúng ta có thể khai thác tối đa nguồn nước này một cách tốt nhất nhằm phục vụ phát triển KTXH trong điều kiện BĐKH, NBD cũng như khai thác nước ở thượng nguồn tỉnh Quảng Nam. Trong khuôn khổ bài báo này nhóm tác giả đã sử dụng Mô hình Weap (Water Evaluation and Planning System) của Mỹ để tính toán đây là 1 mô hình tính toán cân bằng nước có tích hợp đầy đủ các mô đun tính thủy văn dòng chảy, mô đun tính toán nhu cầu nước của các ngành cũng đưa ra rất nhiều kịch bản về việc sử dụng nước trong tương lai; trong mô hình Weap này đã sử dụng kịch bản phát thải trung bình B2 do Bộ TNMT khuyến nghị và sử dụng bộ cơ sở dữ liệu khí tượng của dự án Lucci đã được kiểm chứng; thông số của các CTTĐ, CTTL khai thác nước trên hệ thống cũng như quy hoạch KTXH của TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Từ đó tính toán xác định lượng nước sẵn có và nhu cầu cho các ngành kinh tế, tính toán cân bằng và đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng nguồn nước hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cho thành phố theo các giai đoạn đến năm 2020, 2030, 2050.

8

Nghiên cứu dự báo nguy cơ ngập lụt vùng ven biển Việt Nam khi xảy ra nước dâng do bão mạnh, siêu bão

Trương Văn Bốn, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Vũ Văn Ngọc

Phòng TNTĐ Quốc Gia về động lực học sông biển

Trong thời gian gần đây, có nhiều cơn bão lớn (bão mạnh, siêu bão)  đã liên tiếp xảy ra trên thế giới, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ví dụ như  bão Katrina (Hoa Kỳ năm 2005), bão Nargis (Myanmar năm 2008), bão Bopha (Philippines năm 2012),….  Đặc biệt, siêu bão Hayan năm 2013 là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Philippines với tốc độ gió mạnh trên cấp 17, nước dâng cao tới 7m đã làm hơn 6.000 người chết và phá hủy nghiêm trọng cơ sở hạ tầng. Từ thực tế các cơn bão đã xảy ra và  dự báo về khả năng xuất hiện nước dâng cao trong bão mạnh và siêu bão ở vùng ven biển Việt Nam. Bài báo dưới đây tóm tắt một số kết quả nghiên cứu ban đầu về khả năng ngập lụt khi xảy ra nước dâng trong bão mạnh và siêu bão ở vùng ven biển các tỉnh: Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi.

9

Xây dựng bản đồ phân bố diện tích thu hứng nước mưa tối thiểu cho 1m3 nước trữ phục vụ sản xuất và đời sống ở các tỉnh Trung Du, miền núi phía Bắc

 

 

 

Nguyễn Thị Kim Dung, Đào Kim Lưu

Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

Lượng mưa trong vùng trung du miền núi phía Bắc khá phong phú nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian. Để sử dụng nước mưa cho tưới thì giải pháp thu và trữ là khá phù hợp với đặc thù của vùng. Diện tích thu hứng nước tối thiểu để thu được 1m3 nước mưa trữ phụ thuộc vào lượng mưa và đặc điểm bề mặt thu hứng. Bài viết này giới thiệu kết quả xây dựng bản đồ phân bố diện tích thu hứng nước tối thiểu ứng với hai loại bề mặt điển hình là có gia cố và không gia cố

10

Giải pháp duy trì bền vững các công trình cấp nước tập trung nông thôn

Nguyễn Đình Ninh, Nguyễn Bích Ngọc

Trung tâm quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được xác định là mục tiêu thiên niên kỷ, được Chính phủ quan tâm và dành ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Sau 17 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã đạt được những kết quả to lớn.

Tuy nhiên, hoạt động cấp nước nông thôn còn những hạn chế, hiệu quả chưa tương xứng với nguồn lực đã đầu tư và mong mỏi của nhân dân. Số lượng công trình hoạt động kém hiệu quả vẫn còn cao, chất lượng nước ở nhiều công trình chưa ổn định, công tác vận hành nhiều nơi còn buông lỏng, trách nhiệm không rõ ràng, nhiều công trình thậm chí không hoạt động.

Việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả công trình, điều chỉnh mô hình quản lý phù hợp, duy trì bền vững các công trình cấp nước nông thôn hết sức cần thiết nhằm đạt được mục tiêu thiên niên kỷ, Chiến lược Quốc gia Cấp nước và Vệ sinh nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

11

Cải tạo tính trương nở của đất phong hóa từ đá  Magma Axít trên địa bàn Tây Nguyên bằng vôi

Nguyễn Thành Công, Nguyễn Huy Vượng

Viện Thủy Công

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của vôi đến tính trương nở và sức kháng cắt của đất phong hóa từ đá magma axit trên địa bàn Tây Nguyên. Thí nghiệm trương nở của hỗn hợp đất trộn vôi được thực hiện với các hàm lượng vôi là 1%, 3% và 5% tại các ngày tuổi 0, 5, 14 và 30 ngày. Thí nghiệm cắt phẳng của đất trộn với vôi cũng được thực hiện để xác định ảnh hưởng của vôi đến tính kháng cắt của đất gia cố vôi. Kết quả thí nghiệm cho thấy, khi thêm vào trong đất lượng vôi là 5% có thể làm giảm tính trương nở của đất từ hơn 19% xuống dưới 4%, bên cạnh đó sức kháng cắt của đất cũng được tăng lên rõ rệt.

12

Một số vấn đề tôn tại của kè mềm sử dụng công nghệ Stabiplage trong bảo vệ bờ biển ở nước ta

Nguyễn Kiên Quyết

Trường Đại học Giao thông vận tải

Tình trạng xói lở bờ biển Việt Nam trong những năm gần đây phát triển rất rộng từ Bắc tới Nam, Nhà nước ta đã đầu tư cho nhiều dự án, công trình bảo vệ bờ biển. Bên cạnh các giải pháp truyền thống như đá hộc, bê tông, thép, gỗ v.v… nhiều nơi đã xây dựng thử nghiệm bằng các công nghệ mới, đó là “Công nghệ Stabiplage”. Kè mềm sử dụng công nghệ Stabiplage ngoài nhiệm vụ chống xói lở bờ biển có nhiều ưu điểm như thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, một số công trình cũng đã bị hư hỏng. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả để tìm nguyên nhân tồn tại và đề xuất giải pháp nâng cao hoàn thiện trong thiết kế, thi công và bảo dưỡng là một vấn đề cấp thiết hiện nay.

13

Áp dụng công cụ tích hợp phục vụ xây dựng bản đồ ngập lụt lưu vực sông Kỳ Cùng tỉnh Lạng Sơn

Đỗ Anh Đức

Viện Thủy điện và năng lượng tái tạo

Phạm Văn Chiến

Trường ĐH Thủy Lợi

Lũ lụt là hậu quả của mưa lớn, tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động kinh tế xã hội của con người. Việc nhận dạng lũ và cảnh báo lũ sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực để ra các quyết định kịp thời trong công tác phòng chống lũ hiện nay trên từng lưu vực. Trên lưu vực sông Kỳ Cùng tỉnh lạng Sơn trong những năm gần đây đã xảy ra những trận lũ lớn gây thiệt hại về ngưới và của như các trận lũ các năm 1986, 2008, 2014. Do công tác dự báo lũ chưa  được quan tâm nên khi lũ lớn xảy ra việc phòng chống lũ thường bị động. Trong bài báo này sẽ đưa ra công cụ tích hợp sử dụng công nghệ GIS, mô hình mưa dòng chảy, và mô hình thủy động lực một và hai chiều kết hợp cho phép mô phỏng quá trình ngập lụt do lũ đã được áp dụng cho lưu vực sông Kỳ Cùng, tỉnh Lạng Sơn.

 

 

 

 

 

 

 

 
 
Các bài liên quan
 Thông báo số 735/TB-VKHTLVN ngày 18 tháng 9 năm 2017 Về ý kết luận của Giám đốc Viện KHTLVN tại cuộc họp triển khai thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (20/09/2017)
 Thông báo số 136/TB-VKHTLVN ngày 03/3 Về Ý kiến kết luận của Giám đốc Viện, Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (16/03/2017)
 Quyết định số 2322/QĐ-TTg Về việc tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (28/12/2016)
 Thông báo số 6606/BNN-VP ngày 05/08/2016 Về việc giới thiệu chữ ký ông Nguyễn Văn Tỉnh Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi (12/08/2016)
 Quyết định số 868/QĐ-VKHTLVN ngày 10/6/2016 Về việc ban hành quy chế hoạt động của các Ban chỉ đạo chương trình KHCN thuộc Viện KHTLVN (21/06/2016)