Hợp tác quốc tế  
Hội thảo khoa học giữa Viện KHTL miền Trung & Tây Nguyên với trường Đại học Tohoku Nhật Bản

 

 
   

Ngày 25/12/2013, tại Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên đã diễn ra cuộc hội thảo khoa học giữa Viện với Trường Đại học Tohoku Nhật Bản. Tham dự và chủ trì Hội thảo có TS. Hoàng Ngọc Tuấn, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên; GS. Tanaka – Hiệu phó trường Đại học Tohuku, Nhật Bản; GS. Nguyễn Thế Hùng – Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng; PGS.TS. Nguyễn Trung Việt – Trường Đại Thủy lợi cùng toàn thể cán bộ của Viện.

 

 

 

 

 

 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Hoàng Ngọc Tuấn giới thiệu khái quát về cơ cấu tổ chức; chức năng nhiệm vụ cũng như một số kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Viện trong những năm vừa qua như: Các đề tài NCKH : Giải pháp giảm thiểu ngập lụt cho thành phố ven biển trong điều kiện BĐKH và NBD; Sử dụng tổng hợp nguồn nước các hồ đập phục vụ chiến lược phát triển; Công nghệ đập trụ đỡ trong xây dựng công trình ngăn sông; Đánh giá biến động đường bờ biển khu vực cửa sông bằng công nghệ viễn thám GIS; Đánh giá biến động cực trị các yếu tố khí tượng thủy văn biển, tác động của chúng tới môi trường, phát triển kinh tế xã hội cho các đảo đông dân cư thuộc vùng biển Miền Trung; Kết cấu công trình và giải pháp xây dựng tuyến đê biển Vũng Tàu - Gò Công; Đánh giá thực trạng và nguy cơ lũ lụt, sạt lỡ đất lưu vực sông Sê San; Thảm sét địa kỹ thuật chống thấm trong công trình xây dựng, giao thông và thủy lợi; Công nghệ bơm hút sâu, bơm thủy sản ven biển... Công tác tư vấn và chuyển giao công nghệ : Kế hoạch chuẩn bị khẩn cấp EPP cho lưu vực hạ du. Đánh giá tác động môi trường dự án Hồ chứa; Sửa chữa nâng cấp hồ chứa ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Thuận...; Cống ngăn triều khu vực TP. Hồ Chí Minh; Hệ thống cấp thoát nước cho các huyện đảo...

Về phía Nhật Bản, GS. Tanaka đã trình bày một số kết quả nghiên cứu về diễn biến động lực cửa sông ven biển ở sông Natori, sông Nanakita – Nhật Bản. Đây là những nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn, liên quan đến việc mở và đóng các cửa sông ven biển do tác động của sóng biển cũng như mực nước trong sông. Đặc biệt những kết quả nghiên cứu của GS. Tannaka rất tương đồng với đặc điểm các sông ở khu vực miền Trung về chiều dài, độ dốc, diện tích...

Phát biểu tại hội thảo, GS. Nguyễn Thế Hùng và PGS.TS. Nguyễn Trung Việt đã có những chia sẻ quý báu về kết quả nghiên cứu các bài toán về động lực sông, cửa sông ven biển như vấn đề xói lở đường bờ biển, vấn đề bồi lấp ở một số của sông khu vực miền Trung...

Kết thúc hội thảo hai bên đã thống nhất một số lĩnh vực hợp tác trong tương lai. Lĩnh vực đào tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu cho cán bộ của Viện. Sắp tới Viện sẽ cử các cán bộ học cao học, NCS Tiến sĩ, tham gia các lớp chuyên đề sau đại học tại Nhật. Lĩnh vực hợp tác nghiên cứu khoa học: Thông qua các đề tài Nghị định thư của chính phủ Nhật Bản tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, tập trung chủ yếu về lĩnh vực phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, sử dụng hợp lý tài nguyên nước, vấn đề xói lở cửa sông, ven biển...

GS. Nguyễn Thế Hùng phát biểu tại Hội thảo

 

GS. Tanaka chụp ảnh lưu niệm cùng Ban lãnh đạo Viện

GS. Tanaka chụp ảnh lưu niệm cùng tập thể cán bộ Viện

 

Sau buổi Hội thảo, Đoàn đã có chuyến đi thực tế ở một số cửa sông đang có hiện tượng xói lở và bồi lấp như cửa sông Cu Đê, cửa sông Kim Liên – TP. Đà Nẵng, cửa sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam.

Đoàn đi thực địa tuyến đê biển Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng

Đoàn đi thực địa tuyến đê biển Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng

 

 

 

 

 

 

 
 
Các bài liên quan
 Viện KHTL miền Trung và Tây Nguyên giới thiệu mô hình WEAP đến cán bộ quản lý một số Sở, Ban, Ngành – TP. Đà Nẵng (10/12/2013)
 Chương trình truyền giải những chức năng và phương thức sử dụng WEAP cho một lưu vực (04/12/2013)