Nội dung 1 : Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng và diễn biến về lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông đã xảy ra ở lưu vực sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam
1.1. Điều tra, khảo sát và đánh giá khu vực nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế-xã hội
- Khí tượng thủy văn và nguồn nước.
- Định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong mối quan hệ tổng thể với toàn vùng.
1.2. Điều tra và đánh giá về lĩnh vực nghiên cứu
- Các nghiên cứu tương tự trên thế giới, trong nước về lũ lụt, sạt lở đất
- Đánh giá các kết quả nghiên cứu có thể kế thừa
1.3. Điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng và diễn biến về lũ lụt, sạt lở đất đã xảy ra ở lưu vực sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam:
- Điều tra đánh giá quy mô, thời gian và mức độ thiệt hại về dân cư, cơ sở hạ tầng,…do lũ lụt, sạt lở đất đã gây ra ở lưu vực sông Sê San
- Điều tra xã hội học về lũ lụt, sạt lở đất lưu vực sông Sê San
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng lũ lụt, sạt lở đất.
Nội dung 2 . Phân tích, đánh giá các nguyên nhân và xác định các vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông và mức độ lũ lụt lưu vực sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam.
2.1. Điều tra, khảo sát và phân tích, đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng đến lũ lụt, sạt lở bờ sông và bồi lấp xảy ra ở lưu vực sông Sê San
- Điều tra, khảo sát và phân tích, đánh giá các nguyên nhân chủ quan ( Trong đó lưu ý các nguyên nhân do quá trình khai thác tài nguyên khoáng sản, sự vận hành của các trạm thủy điện trên các dòng sông chính )
- Điều tra, khảo sát và phân tích, đánh giá các nguyên nhân khách quan ( Như điều kiện khí hậu, thủy văn, môi trường, địa hhình, đất đai …v.v. vùng nghiên cứu )
2.2. Điều tra, khảo sát và phân tích, đánh giá các các biện pháp, các mô hình phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt, sạt lở bờ sông xảy ra ở lưu vực sông Sê San.
Nội dung 3 : Nghiên cứu phân tích cơ sở khoa học và thực tiễn để phân vùng nguy cơ xảy ra lũ lụt và sạt lở đất ở bờ sông
3.1. Nghiên cứu phân tích, đánh giá cơ sở khoa học để phân vùng nguy cơ xảy ra lũ lụt và sạt lở bờ sông
3.2. Nghiên cứu phân tích, đánh giá cơ sở thực tiễn để phân vùng nguy cơ xảy ra lũ lụt và sạt lở đất ở bờ sông
Nội dung 4 : Mô phỏng mức độ lũ lụt, sạt lở đất của một số trận lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông điển hình đã xảy ra trên sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam bằng bộ mô hình MIKE - NAM và Geoslope.
4.1. Thiết lập mô hình tính toán, xác định miền lưới tính toán, điều kiện biên
4.2..Phân tích các tài liệu cơ bản dùng cho tính toán, phân tích điều kiện ban đầu
4.3. Kiểm định mô hình và xác định các thông số mô hình
4.4. Nghiên cứu tính toán dự báo mức độ lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông của một số trận lũ lụt điển hình đã xảy ra ở lưu vực sông Sê San và phân tích kết quả
Nội dung 5 : Xây dựng bộ tiêu chí tổng hợp để đánh giá và dự báo nguy cơ xảy ra, xu thế diễn biến lũ lụt và sạt lở đất ở bờ sông lưu vực sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam theo phương pháp phân tích đa chỉ tiêu.
5.1. Xác định các ngưỡng gây ra lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông lưu vực sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam ( Ngưỡng về mưa, độ dốc, điều kiện địa chất, đất đai, mực nước ..v.v. )
5.2. Xây dựng bộ tiêu chí tổng hợp đánh giá nguy cơ lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông trên lưu vực sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam theo phương pháp phân tích đa chỉ tiêu
5.3. Sử dụng bộ mô hình MIKE - NAM và Geoslope để dự báo xu thế diễn biến lũ lụt, sạt lở bờ sông trên lưu vực sông Sê San.
Nội dung 6 : Xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ phân vùng nguy cơ lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông trên lưu vực sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam, tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000.
6.1. Xây dựng bản đồ hiện trạng lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông trên lưu vực sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam, tỷ lệ 1/100.000.
6.2. Xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra lũ, lụt, sạt lở bờ sông trên lưu vực sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam, tỷ lệ 1/100.000.
+ Chỉnh lý tổng hợp bản đồ đất lưu vực sông Sê San theo hệ thống phân loại đất Việt Nam, tỷ lệ 1/100.000.
+ Chỉnh lý tổng hợp xây dựng bản đồ hiện trạng thảm thực vật trên bề mặt lưu vực sông Sê San, tỷ lệ 1/100.000.
+ Chỉnh lý tổng hợp bản đồ địa chất thủy văn lưu vực sông Sê San, tỷ lệ 1/100.000.
+ Xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông trên lưu vực sông Sê San tỷ lệ
6.3. Xây dựng bản đồ các vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông trên lưu vực sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam, tỷ lệ 1/50.000.
Nội dung 7 : Nghiên cứu đề xuất các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông gây ra trên lưu vực sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam
7.1. Biện pháp công trình :
- Xây dựng các hồ chứa làm nhiệm vụ phòng lữ ở trung và thượng lưu của lưu vực sông Sê San để phòng tránh và giảm nhẹ lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông hạ lưu
- Xây dựng các công trình phân lũ, khu chứa lũ để phân lũ khi cần thiết nhằm giảm nhẹ lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông hạ lưu
- Cải tạo nạo vét lòng dẫn hoặc vùng cửa sông để tăng khả năng thoát lũ
- Nghiên cứu xây dựng đê, kè, đập mỏ hàn, đập hướng dòng… trên những đoạn sông xung yếu
- Nghiên cứu lựa chọn, xây dựng các hệ thống thủy lợi nhằm giữ đất, giữ nước trên lưu vực
- Nghiên cứu các biện pháp công trình chống xói mòn như : ao núi, hồ chứa nhỏ, công trình ngăn nước như các phai đập, công trình bảo vệ đầu khe, công trình chống sạt lở, ruộng bậc thang...và từ dưới lên trên.
7.2. Biện pháp phi công trình
- Thông tin và nâng cao nhận thức của cộng đồng trên lưu vực trong phòng chống lũ lụt, sạt lở đất. Cần phải tuyên truyền, hướng dẫn cách phòng tránh lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sụng đến người dân để có ý thức tự bảo vệ.
- Đề xuất mái dốc hợp lý khi thiết kế xây dựng các công trình trên sườn dốc sao cho phù hợp với điều kiện địa hình, tính chất cơ lý của đất nền.
- Cải thiện điều kiện thảm phủ của lưu vực: trồng rừng phủ xanh đồi trọc, quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên rừng, đặc biệt là bảo vệ rừng đầu nguồn, kết hợp sản xuất nông-lâm nghiệp, kỹ thuật canh tác nhằm hạn chế xói mòn, lũ, lụt, sạt lở đất ở bờ sông.
- Quy hoạch cơ sở hạ tầng hợp lý, đảm bảo làm việ ổn định, lâu dài, tránh xa nơi có nguy cơ tai biến cao.
- Biện pháp bố trí các khu dân cư và các khu tái định cư tránh xa nơi có nguy cơ tai biến cao. Đảm bảo điều kiện sống ổn định, bình thường
- Đề xuất xây dựng hệ thống cảnh báo lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sụng gồm các trạm cảnh báo tự động và truyền tin cho các khu vực trọng điểm trên cơ sở kết quả điều tra lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sụng trờn lưu vực
- Lắp đặt các máy đo mưa tự ghi có hệ thống báo động phòng lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sụng tại những khu vực có người dân sinh sống
- Tăng cường công tác quản lý, vận hành các hồ chứa, đặc biệt khi các hồ xả lũ cần thông báo trước trên mọi thông tin đại chúng để người dân ở hạ lưu kịp thời di dời và đối phó
- Đề xuất các cơ chế, chính sách và truyền thông góp phần tăng cường phòng, chống nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông gây ra
7.3. Phân tích cơ sở để lựa chọn biện pháp phòng chống, khắc phục và giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông gây ra
Nội dung 8 : Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp lũ lụt và sạt lở đất ở bờ sông lưu vực sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam
8.1. Đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp lưu vực sông Sê San để phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông gây ra
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý liên quan đến lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông trên lưu vực sông Sê San
- Quản lý, sử dụng đất trên lưu vực, quản lý bảo vệ lưu vực, chống xói mòn
- Quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc
- Nghiên cứu dự báo, cảnh báo lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông trên lưu vực sông Sê San
- Đề xuất các giải pháp di dời các khu dân cư, các cơ sở kinh tế ra khỏi khu vực có nguy cơ cao về lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông trên lưu vực sông Sê San
- Thông tin và nâng cao nhận thức của cộng đồng trên lưu vực trong phòng chống lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông.
8.2. Nghiên cứu đề xuất quy trình phối hợp vận hành các trạm thủy điện trên lưu vực sông Sê San để tăng khả năng phòng, chống nhằm giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông gây ra.
- Phần trên lãnh thổ Việt Nam, đã và sẽ có sáu công trình được xây dựng là: 1.Thượng Kon Tum (trên nhánh ĐăkBla). 2.PleiKrông (trên nhánh KrôngPôKô) ; 3.Ialy ; 4. Sê San 3 ; 5. Sê San 3A ; 6. Sê San4
- Phần trên lãnh thổ Campuchia, dự kiến cũng sẽ có ba công trình thủy điện-thủy lợi được xây dựng. Đó là: Prek Liang 1 ; Prek Liang 2 ; Hạ Sesan 2
Nội dung 9 : Nghiên cứu chuyển giao và hướng dẫn việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào việc phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt, sạt lở đất ở bờ sông gây ra, để phát triển bền vững về kinh tế - xã hội – môi trường lưu vực sông Sê San
9.1. Chuyển giao việc ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài
9.2. Hướng dẫn việc ứng dụng kết quả nghiên cứu đề tài ( Sử dụng phần mềm cảnh báo lũ, lũ quét, chương trình dự báo lũ )
|