Tóm tắt kết quả NCKH  
Đề tài KC08.12/11-15: Hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ lũ lụt, sạt lở đất lưu vực sông Sê San

Sông Sê San là phụ lưu bờ trái của sông Mê Kông, bắt nguồn từ phía Bắc cao nguyên Gia Lai - Kon Tum. Do đó, lũ lớn trên sông Sê San có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của đồng bào sinh sống tại nhiều huyện thuộc 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Những năm gần đây lưu vực sông Sê San ngày càng biến đổi phức tạp.

Đoạn bờ hữu sông Pô Kô từ hạ lưu nhà máy thủy điện Đăk Pô Kô đến giáp Thị trấn Đăk Pét (thuộc lưu vực sông Sê San) đã bị sạt lở sâu vào bờ từ 10 ¸15 m trên chiều dài hơn 5.000 m làm khoảng 10 hộ dân phải di chuyển và có nguy cơ làm sạt lở mất 5 km đường quốc lộ 14

Với mong muốn giảm thiểu các thiệt hại do lũ lụt, sạt lở tại lưu vực sông Sê San, đề tài KC08.12/11-15 “Điều tra, nghiên cứu, đánh giá thực trạng và nguy cơ lũ lụt, sạt lở đất lưu vực sông Sê San và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu” do ThS. Đặng Đình Đoan -  Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên làm chủ nhiệm đề tài đã được triển khai. Mục tiêu của đề tài là: đánh giá đúng thực trạng và xác định được các vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở ở bờ sông và mức độ lũ lụt lưu vực sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam;  đề xuất các giải pháp khả thi để phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt, sạt lở ở bờ sông gây ra; đề xuất các giải pháp quản lý tổng hợp lũ lụt và sạt lở ở bờ sông trên lưu vực sông Sê San thuộc lãnh thổ Việt Nam.

alt

Hội đồng cấp quốc gia họp nghiệm thu đề tài

Sau hơn 3 năm triển khai, đề tài đã cơ bản hoàn thành các nội dung đề ra. Trong đó, đã xác định được các nguyên nhân chính gây nên lũ lụt và sạt lở đát trên lưu vực sông Sê San; xây dựng được bản đồ hiện trạng và bản đồ phân vùng nguy cơ lũ lụt, sạt lở đất lưu vực sông Sê San… Các bản đồ này được cập nhật lên mạnginternet với đường dẫn https://dl.dropboxusercontent.com/u/82697548/kontum /index.html. Khi truy cập vào địa chỉ này, người sử dụng có thể xác định được diện tích ngập lụt của từng phường xã trên lưu vực và hiện trạng cũng như nguy cơ sạt lở tại các vị trí cụ thể. Đề tài cũng đã đề xuất được các giải pháp công trình và phi công trình đối với việc phòng chống lũ lụt, sạt lở cho bờ sông.

Ngày 17.12.2015, Hội đồng nghiệm thu cấp quốc gia do GS.TS Vũ Thanh Te làm Chủ tịch đã nhất trí nghiệm thu đề tài.

 

 
 
Các bài liên quan
 Nghiên cứu sử dụng tổng hợp nguồn nước các hồ đập phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. (03/01/2014)
 Điều tra, nghiên cứu, đánh giá thực trạng và nguy cơ lũ lụt, sạt lở đất lưu vực sông Sê San và đề xuất các giải pháp phòng tránh và giảm thiểu. (03/01/2014)
 Nghiên cứu giải pháp tiêu năng giảm sóng cho công trình đê biển bằng thềm giảm sóng. (03/01/2014)
 Nghiên cứu thiết kế chế tạo bơm ly tâm hút sâu phục vụ bơm tưới tiêu nông nghiệp ven biển miền Trung có công suất 33KW (03/01/2014)
 Đánh giá ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước ven biển thành phố Đà Nẵng. (03/01/2014)