Thông báo  
Tư vấn lập phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập Định Bình

 

Trong những năm gần đây, do diễn biến bất thường của thời tiết và khí hậu, lũ lụt xẩy ra thường xuyên và phức tạp, gây ra những sự cố đáng tiếc đối với một số hồ chứa thủy lợi, thủy điện, làm ngập lụt vùng hạ lưu và gây thiệt hại đáng kể về kinh tế của địa phương. Đặc biệt là gây hoang mang trong dư luận xã hội và nhân dân.

Hồ chứa nước Định Bình và đập dâng Văn Phong là các hợp phần thuộc Dự án Hồ chứa nước Định Bình, tỉnh Bình Định được thiết kế, vận hành và bảo trì theo các tiêu chuẩn an toàn do Nhà nước ban hành. Các chỉ tiêu thiết kế thể hiện yêu cầu tổng hòa giữa điều kiện kinh tế, kỹ thuật, quy mô, đặc điểm và tầm quan trọng của công trình. Ngoài ra, trong quá trình vận hành, khai thác, có thể có những biến cố, rủi ro không thể lường hết được như các hư hỏng, lũ lớn bất thường, động đất quá tiêu chuẩn, sai sót trong vận hành, biến đổi các điều kiện tự nhiên,…dẫn đến xảy ra các trường hợp khẩn cấp, có nguy cơ gây ngập lụt cho vùng hạ du. Chính vì vậy, đánh giá tình hình ngập lụt và đề xuất các giải pháp phòng chống lũ cho khu vực hạ lưu hồ chứa nước Định Bình và đập dâng Văn Phong, tỉnh Bình Định là một công việc hết sức cần thiết và cấp bách. Hơn nữa, sau khi hồ chứa và cụm công trình đầu mối được xây dựng xong, nhiệm vụ xây dựng các phương án phòng chống lũ cho hạ du là một trong những điều kiện quyết định để đăng ký an toàn đập và vận hành công trình.

Nhận thấy tầm quan trọng đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao cho Ban quản lý đầu tư xây dựng và Thủy lợi 6 làm Chủ đầu tư và giao cho Viện KHTL miền Trung và Tây Nguyên đứng đầu liên danh các nhà thầu thực hiện dự án “Tư vấn lập phương án phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập Định Bình”. Với nội dung chính sau:

- Lập bản đồ ngập lụt hạ du với các kịch bản sự cố và điều tra, thống kê các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, cơ sở hành chính, khu vực dân sinh,... bị ảnh hưởng theo tng mức độ khác nhau. Quá trình nghiên cứu có đi thực địa để hiệu chỉnh bản đồ ngập lụt.

- Đề ra các chế độ và biện pháp theo dõi, cảnh báo, đối phó và giám sát với các tình trạng khẩn cấp cho đập và khu vực hạ du.

- Đề xuất phương án lập kế hoạch sơ tán, kế hoạch ứng phó khẩn cấp của chủ đập và kế hoạch úng phó khẩn cấp của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và của chính quyền địa phương các cấp.

- Đề xuất phân công trách nhiệm giữa chủ đập, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan đối với việc ứng phó với các tình huống khấn cấp.

- Lập các sơ đồ và cơ chế cảnh báo, thông báo khẩn cấp. Từ đó xây dựng các phương án phòng, chống lũ, lụt cho vùng hạ du hồ chứa nước Định Bình, tỉnh Bình Định trong tình huống xả lũ khẩn cấp và vỡ đập.

Dự án được thực hiện trong thời gian gần 5 tháng, từ tháng 8 đến tháng 12/2016, bao gồm các hạng mục lớn: Khảo sát, điều tra thu thập tài liệu; Tính toán thủy lực ngập lụt và xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du đập; Thiết kế, lắp đặt trạm đo mưa và mực nước tự động;  Xây dựng phần mềm dự báo ngập lụt hạ du.

Đến thời điểm 15/10/2016, Dự án đã đi được một nửa chặng đường, Nhà thầu đã thực hiện xong nội dung Khảo sát, điều tra thu thập tài liệu và đang thực hiện các nội dung còn lại, đảm bảo đúng tiến độ do Chủ đầu tư đề ra.

Trong quá trình khảo sát địa hình, Viện KHTL miền Trung và Tây Nguyên đã sử dụng công nghệ đo tĩnh GNSS bằng máy GPS 2 tần số RTK South R-90T nhằm tăng độ chính xác và rút ngắn thời gian khảo sát:

Công nghệ GNSS là công nghệ định vị, dẫn đường bằng hệ thống vệ tinh toàn cầu (Global Navigation Sattelite System - GNSS).

Công nghệ mới này có nhiều điểm ưu việt hơn hẳn so với việc đo bằng máy toàn đạc điện tử như: Thời gian đo nhanh (rút ngắn hơn 1 nửa thời gian ngoại nghiệp, đặc biệt là những vùng địa hình phức tạp, đồi núi, sông suối, cây cối rậm rạp,…), độ chính xác cao (các điểm đo có độ chính xác ngang bằng với thủy chuẩn kỹ thuật), phạm vi hoạt động rộng (máy có thể quét được trong vòng bán kính 10km). Công nghệ đo này đặc biệt hiệu quả cho việc khảo sát địa hình: phục vụ tính toán, xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du hồ; đo lòng hồ; đo địa chính; đo địa hình đáy sông, đáy biển; hoặc đo địa hình phục vụ công tác thiết kế các công trình, …

Dưới đây là một số hình ảnh cán bộ của Viện khi tham gia khảo sát, điều tra tại khu vực nghiên cứu:

Hình 1. Công trình đập dâng Văn Phong

Hình 2. Đập Định Bình

Hình 3. Máy chủ RTK South R-90T

Hình 4. Đo dưới nước kết hợp máy GPR RTK R-90T và máy đo sâu hồi âm

 

 

 

 

 

 

 

 
 
Các bài liên quan
 Thông báo số 6606/BNN-VP ngày 05/08/2016 Về việc giới thiệu chữ ký ông Nguyễn Văn Tỉnh Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi (12/08/2016)
 Quyết định số 868/QĐ-VKHTLVN ngày 10/6/2016 Về việc ban hành quy chế hoạt động của các Ban chỉ đạo chương trình KHCN thuộc Viện KHTLVN (21/06/2016)
 Số 672/TB-VKHTLVN ngày 10 tháng 05 năm 2016 Thông báo Ý kiến kết luận của Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam tại cuộc họp giao ban chung toàn Viện (12/05/2016)
 Thông báo số 538/VKHTLVN-TCHC ngày 15/4/2016 Về việc đề xuất kế hoạch tăng cường năng lực, chống xuống cấp 2017-2020 (20/04/2016)
 Quyết định về việc khen thưởng cho các tập thể và cá nhân năm 2015 (14/04/2016)