Bộ sưu tập  
Một số điểm mới tại Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi)
Một số điểm mới tại Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi)

 

 

 
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet  

Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi) chính thức được Quốc hội biểu quyết thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.

 

 

Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi gồm 6 Chương, 60 điều. Luật này quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm định công nghệ dự án đầu tư; hợp đồng chuyển giao công nghệ; biện pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ; quản lý Nhà nước về chuyển giao công nghệ.

 Một số điểm khác biệt và mới của Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi:

Quy định mới về Hợp đồng chuyển giao công nghệ: Luật chuyển giao công nghệ năm 2006 chỉ yêu cầu các bên ký kết, đóng dấu và có chữ ký tắt của các bên, đóng dấu giáp lai voà các trang của hợp đồng và phụ lục nếu một trong các bên là tổ chức khi có nhu cầu đăng ký hợp đồng tuy nhiên, Luật chuyển giao công nghệ sửa đổi yêu cầu Hợp đồng phải được các bên ký, đóng dấu (nếu có); ký, đóng dấu giáp lai (nếu có) vào các trang của hợp đồng, phụ lục hợp đồng.

Mặt khác, Luật còn quy định ngôn ngữ trong hợp đồng do các bên thỏa thuận (không còn quy định trường hợp cần giao dịch tại Việt Nam thì phải có hợp đồng bằng tiếng Việt) và hợp đồng chuyển giao thuộc một trong các trường hợp sau phải đăng ký với cơ quan Nhà nước (trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao) đó là chuyển giao công nghệ từ nước ngoài voà Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn hoặc ngân sách Nhà nước trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ.

Về Đối tượng công nghệ được chuyển giao tại Điều 4, Luật quy định là một trong các đối tượng sau: Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ; Phương án, quy trình công nghệ; Giải pháp, thông số bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật;  Công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ; Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

Ngoài ra, Tại Chương I, Luật quy định mới như Chuyển giao công nghệ độc lập (Điều 5 - Hình thức chuyển giao công nghệ); Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ (Điều 7 - Quyền chuyển giao công nghệ); Tổ chức, cá nhân có quyền chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 7 của Luật này được quyền góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư; trường hợp dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước thì công nghệ đưa vào góp vốn phải được thẩm định giá theo quy định của pháp luật (Điều 8 - Góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư);

Tại Chương II, Thẩm định công nghệ dự án đầu tư, Luật bổ sung các điều mới đó là Điều 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21.  Có thể kể đến như: Tại điều 13 - Thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư, Luật quy định “Trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư, việc thẩm định công nghệ dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công” hay như tại Điều 14 về Thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư, Luật quy định “Thẩm quyền thẩm định công nghệ đối với dự án đầu tư có sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công”.

Tại Điều 31- Đăng ký chuyển giao công nghệ, Luật quy định Hợp đồng chuyển giao công nghệ và phần chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này thuộc một trong những trường hợp sau đây phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, trừ công nghệ hạn chế chuyển giao đã được cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ đó là Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam; Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài; Chuyển giao công nghệ trong nước có sử dụng vốn nhà nước hoặc ngân sách nhà nước, trừ trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Thêm vào đó, tại Điều 31 về Đăng ký chuyển giao công nghệ, Luật còn quy định trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ký văn bản giao kết chuyển giao công nghệ, bên có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký chuyển giao công nghệ gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.

Tại điều 36 về thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, luật quy định kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc tài sản công được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Đặc biệt tại Điều 52 về chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp, Luật quy định khuyến khích chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, sản phẩm, quy trình sản xuất, giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý trong nông nghiệp; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục tiến bộ kỹ thuật về giống, sản phẩm, quy trình sản xuất, giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý khuyến khích chuyển giao trong nông nghiệp; tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận tiến bộ kỹ thuật.

 
 
Các bài liên quan
 Quy định mới về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị (24/05/2017)
 Chính thức ban hành Quy chế mới về đào tạo tiến sĩ (25/04/2017)
 Cải cách nâng chuẩn từ chính các Hội đồng chức danh Giáo sư (08/02/2017)
 Những quy định nổi bật có hiệu lực từ tháng 10 (28/10/2016)
 Những quy định nổi bật có hiệu lực từ 1/8 (01/08/2016)