Tin trong nước & quốc tế  
Hội nghị phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Ngày 5 tháng 7 năm 2019, tại  TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Ban Chỉ đạo TW về PCTT tổ chức Hội nghị phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Chủ trì Hội nghị Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo TW về PCTT, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai-Trần Quang Hoài cùng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Đào Công Thiên. Tham dự Hội nghị có khoảng 300 đại biểu đến từ các Bộ ngành và địa phương.

Chủ trì Hội nghị Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo TW về PCTT, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai-Trần Quang Hoài cùng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Đào Công Thiên

Hội nghị công tác phòng, chống thiên tai khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, nhằm triển khai nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị PCTT toàn quốc vào ngày 20/6 vừa qua; Hội nghị nhằm đánh giá công tác PCTT trong Khu vực (một khu vực với khoảng trên 20 triệu dân; 78 khu công nghiệp, 17 khu kinh tế, 01 khu công nghệ cao trong thời gian vừa qua đang phát triển rất sôi động về du lịch, hạ tầng đô thị,..song cũng tạo nhiều rủi ro, thách thức mới cho công tác PCTT ),  cách thức chúng ta phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả, kết quả đã đạt được cũng như những thách thức, tồn tại, hạn chế trong thời gian vừa qua, rút ra bài học kinh nghiệm, cập nhật tình hình dự báo, cảnh báo thiên tai trong thời gian tới,.. Từ đó rà soát, xây dựng kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trước mắt cũng như lâu dài một cách hiệu quả hơn cho công tác PCTT, nhất là về tổ chức bộ máy, quy chế làm việc của Ban chỉ huy các cấp, trang thiết bị, nguồn lực, chính sách, lực lượng xung kích,…

Phó trưởng ban Ban Chỉ đạo TW về PCTT, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai-Trần Quang Hoài cùng phát biểu tại Hội nghị

Ông Đặng Quang Minh, Quyền Vụ trưởng Vụ Quản lý thiên tai cộng đồng giới thiệu về các tài liệu truyền thông trong phòng chống thiên tai

Toàn cảnh Hội nghị

Cũng tại Hội nghị này, ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo TW về phòng chống thiên tai đã trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho 3 tập thể, 3 cá nhân thuộc khu vực Miền Trung và Tây Nguyên đã có thành tích xuất sắc và đột xuất trong công tác chỉ đạo ứng phó, thông tin, truyền thông và khắc phục hậu quả thiên tai năm 2018.

Ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Ban chỉ đạo TW về phòng chống thiên tai đã trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho 3 tập thể, 3 cá nhân thuộc khu vực Miền Trung và Tây Nguyên đã có thành tích xuất sắc và đột xuất trong công tác chỉ đạo ứng phó, thông tin, truyền thông và khắc phục hậu quả thiên tai năm 2018.

Nhằm tăng cường hiệu quả trong việc sử dụng công nghệ và mạng xã hội để phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, giúp người dân nhanh chóng cập nhật thông tin về cảnh báo, dự báo, chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Tại Hội nghị hôm nay Ban chỉ đạo đã mời các đại diện của Facebook từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ việc sử dụng Facebook trong công tác phòng chống thiên tai. Chia sẻ tại Hội nghị ông Trần Quang Hoài cho biết: “ Trong thời gian vừa qua, Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai cũng đã sử dụng Facebook như là một công cụ rất hữu hiệu trong việc thông tin truyền thông cũng như tiếp nhận các thông tin từ cộng đồng đến với các cơ quan chỉ đạo của Phòng chống thiên tai.” Chiều cùng ngày, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai phối hợp với Facebook tổ chức tập huấn kỹ thuật hướng dẫn kỹ năng ứng dụng Facebook trong truyền thông phòng chống thiên tai cho các cán bộ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN  thuộc 16 tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên.

Đại diện Facebook Ba Shanti Alexander - Quản lý quan hệ cộng đồng khu vực châu Á Thái Binh Dương trình bày ứng dung Facebook trong công tác PCTT

Ông Nguyễn Duy Minh - Vụ Quản lý thiên tai cộng đồng giới thiệu về Trang Facebook Thông tin Phòng chống thiên tai

Qua một buổi làm việc khẩn trương, nghiêm túc và hiệu quả, hội nghị đã nghe các báo cáo, các bài tham luận của Văn phòng thường trực, các cơ quan Trung ương, đặc biệt là ý kiến của các địa phương, những ý kiến trao đổi, đóng góp của các đại biểu đến từ các tổ chức quốc tế,…Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu, Phó trưởng Ban Chỉ đạo TW về PCTT Trần Quang Hoài tổng kết về các nhiệm vụ trọng tâm mà Ban Chỉ đạo cùng các Bộ ngành địa phương cần tập trung triển khai trong thời gian tới như sau:

Một là Hoàn thành việc kiện toàn Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, rà soát, hoàn thiện, ban hành bộ, kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy, nhất là giao phụ trách địa bàn cụ thể để các đồng chí thành viên chủ động trong việc triển khai nhiệm vụ.

Hai là Củng cố, nâng cao năng lực cơ quan tham mưu các cấp, đề nghị các đồng chí lãnh đạo Ban Chỉ huy tăng cường cho Văn phòng thường trực về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, đặc biệt là các công cụ hỗ trợ ra quyết định, cơ sở dữ liệu, công cụ phục vụ công tác trực ban; Ban Chỉ đạo sẽ giao Văn phòng thường trực - ở đây là Chi cục PCTT miền Trung và Tây nguyên hỗ trợ các địa phương về kỹ thuật trong triển khai thực hiện.

Ba là Rà soát, cập nhật, hoàn thiện phương án ứng phó thiên tai, nhất là phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão, lũ lớn, xả lũ, để tránh bị động, lúng túng khi thiên tai xảy ra.

Bốn là các địa phương từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi khẩn trương phối hợp với Văn phòng thường trực để tổ chức diễn tập ứng phó với bão mạnh, lũ lớn cấp vùng – dự kiến sẽ do lãnh đạo Chính phủ chủ trì và được truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam.

Năm là Rà soát, củng cố, triển khai xây dựngvà hoạt  động lực lượng xung kích PCTT tại cơ sở như chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyế số 76/NQ-CP; Ban Chỉ đạo sẽ ban hành hướng dẫn gửi các đồng chí trong tháng 7/2019. Đảm bảo hoàn thành 30% số xã trong năm 2019 và đến năm 2020 đội xung kích ở các xã được thành lập và hoạt động hiệu quả.

Sáu là huy động các nguồn lực để thực hiện lắp đặt thiết bị theo dõi, giám sát, cảnh báo thiên tai như: trạm đo mưa, cắm biển cảnh báo sạt lở, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết khi có lũ,...

Bảy là Tăng cường công tác tổ chức vận hành các hồ chứa theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp; hợp đồng với các đơn vị tính toán phục vụ ra quyết định vận hành trong mùa mưa lũ 2019; chỉ đạo các chủ hồ thực hiện trang bị đầy đủ thiết bị quan trắc giám sát và thông tin cảnh báo hạ du như quy định trong các quy trình liên hồ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thực hiện nghiêm việc thông báo cho các cơ quan chức năng, chính quyền và người dân khu vực hạ du trước khi xả lũ; các chủ hồ cần phối hợp, hỗ trợ cơ quan thường trực cấp tỉnh trong xây dựng bản đồ, công cụ hỗ trợ phục vụ điều hành hồ đảm bảo an toàn công trình và hiệu quả nguồn nước.

Tám là Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền, hướng dẫn bằng nhiều hình thức phù hợp (phương tiên thông tin đại chúng, tờ rơi, video, sổ tay, Website, mạng xã hội, tin nhắn và các công cụ tuyền thống, bản địa...) cho nhân dân, học sinh, cộng đồng nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa. Các công cụ, sản phẩm truyền thông đã được Văn phòng thường trực cung cấp đến Ban Chỉ huy các tỉnh, thành phố.

Chín là Hiện sắp vào mùa mưa bão khu vực miền Trung, đo vây phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình xử lý xói lờ bờ biển, bồi lấp cửa sông đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định bố trí vốn; không để nguy cơ mất an toàn công trình khi thieen tai xảy ra.

Mười là đẩy mạnh việc triển khai thu, chi Quỹ phòng, chống thiên tai, sử dụng chi hiệu quả cho công tác phòng, chống thiên tai. Đề nghị tỉnh Quảng Bình sớm hoàn thành việc thành lập quỹ của tỉnh.

Mười một là Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác phòng ngừa thiên tai, đặc biệt chuẩn bị ứng phó thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với từng địa phương để sẵn sàng ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

Các đại biu tham d Hội ngh

 VPTT Ban chỉ đạo TW về PCTT
 
 
Các bài liên quan
 Đà Nẵng tìm đột phá trong chiến lược nhân lực (01/04/2019)
 Lưu vực Vu Gia – Thu Bồn vẫn thiếu nước (23/11/2018)
 Hội nghị Khoa học Cơ học Thủy khí toàn quốc lần thứ 21 (26/07/2018)
 Triển khai Chương trình KH&CN phục vụ xây dựng nông thôn mới vùng Tây Nguyên (30/10/2017)
 Phải coi mặn, lợ, khô, ngập cũng là tài nguyên để phát triển (28/09/2017)